Đất miền trung

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Cần bán 2 lô đất 2 mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành

Cần bán 2 lô đất liền kề 2 mặt tiền khu đường Nguyễn Tất Thành và mặt tiền đường 5.5m. DT: 260m2. Gần đường Hồ Quý Ly. Thuận tiện xây dựng khách sạn, kinh doanh dịch vụ du lịch. Giá: 24 triệu/m2.
Liên Hệ: 0932.432.234

Cần bán lô đất 3 mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng. LH: 0932.432.234

Chính chủ cần bán lô đất 3 mặt tiền đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng. Diện tích: 23*10=230m2. Lô đất nằm vị trí đẹp, đối diện là bãi tắm Thanh Khê thơ mộng, một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Một vị trí tuyệt đẹp để xây dựng các tòa nhà cao tầng, khách sạn cao cấp với lợi thế 3 mặt tiền. Gần khu căn hộ cao cấp Đa Phước, tập trung xung quanh nhiều khách sạn, nhà hàng. Giá bán: 5,8 tỷ(có thương lượng cho người thiện chí).

Chú ý: Các anh chị, cô, chú: Cò lái, trung gian và môi giới làm ơn không liên lạc (mong tiếp người có thiện chí mua thật sự, cảm ơn).

Pháp lý: Sổ chính chủ, hướng: Đông Bắc. (LH chính chủ 0932.432.234)

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Lô góc 2 MT biển Nguyễn Tất Thành và Phan Thị Nể

Tôi cần bán lô góc 2 mặt tiền Biển Nguyễn Tất Thành, và Phan Thị nể.
Đất tọa lạc ở vị trí đắt địa, mặt tiền biển Nguyễn Tất Thành, ngay cạnh công viên, trung tâm thương mại của TP Đà Nẵng, gần trục đường 60m Nguyễn Sinh Sắc - trục đường kinh tế thương mại của quận.
Diện tích 12.5*20.8=260
Hướng Đông Bắc
Giá 25tr/m2 => Tổng giá: 7,8 tỷ
Giảm giá nhiệt tình cho người có thiện chí
LH 0932.432.234 (gặp Ms. Thường)

Lô góc 2 MT biển Nguyễn Tất Thành và Phan Thị Nể

Tôi cần bán lô góc 2 mặt tiền Biển Nguyễn Tất Thành, và Phan Thị nể.
Đất tọa lạc ở vị trí đắt địa, mặt tiền biển Nguyễn Tất Thành, ngay cạnh công viên, trung tâm thương mại của TP Đà Nẵng, gần trục đường 60m Nguyễn Sinh Sắc - trục đường kinh tế thương mại của quận.
Diện tích 12.5*20.8=260
Hướng Đông Bắc
Giá 25tr/m2 => Tổng giá: 7,8 tỷ
Giảm giá nhiệt tình cho người có thiện chí
LH 0932.432.234 (gặp Ms. Thường)

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Mua nhà hợp pháp cũng có thể mất trắng

Nhiều người nghĩ hợp đồng mua bán có công chứng, sổ đỏ cầm trong tay đã chắc chắn thuộc sở hữu của mình. Không ai ngờ căn nhà có thể bị tịch thu, người mua có nguy cơ mất trắng...
 

Tháng 7-2011, ông Phan Cước ký hợp đồng công chứng mua căn nhà số 29 đường Ỷ Lan từ vợ chồng ông P.C.T. (Q.Tân Phú, TP.HCM) với giá 1 tỉ đồng.

Sau đó ông Cước làm thủ tục sang tên căn nhà và dọn về nhà mới. Chín tháng sau, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Tân Phú gửi quyết định kê biên, xử lý tài sản căn nhà để thi hành các bản án mà ông P.C.T. là bên phải thi hành.

Ông Cước kể khi đi mua căn nhà, ông tìm hiểu thông tin rất kỹ. Thấy ngôi nhà có sổ đỏ chính chủ, không tranh chấp nên ông yên tâm bỏ tiền mua.

“Tiền bỏ ra mua nhà hợp pháp giờ có nguy cơ bị mất trắng” - ông Cước rầu rĩ.

Một chấp hành viên cho biết trường hợp mua nhà có công chứng nhưng bị kê biên, xử lý tài sản xảy ra rất nhiều. Rủi ro nằm ở chỗ người mua nhà không biết được tình trạng nợ nần của người bán.

Thậm chí có người trong thời gian bị kiện biết khả năng sẽ thua kiện nên “tẩu tán” tài sản bằng cách bán giấy tay với giá rẻ. Thấy giá mềm nên nhiều người “dính” bẫy. Đến khi thanh toán hết tiền hoặc vào ở một thời gian mới biết mua phải nhà bị kê biên.

Theo luật sư Nguyễn Văn Phú (Đoàn luật sư TP.HCM), khi mua nhà dù công chứng xong vẫn chưa hoàn toàn thuộc sở hữu của mình.

Người mua nhà chỉ tìm hiểu được những thông tin như tình trạng quy hoạch, tình trạng tranh chấp, giấy chủ quyền, còn thông tin căn nhà có đang bị ngăn chặn hoặc kê biên để thi hành án rất khó để tìm hiểu. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro cho người mua nhà hợp pháp.

“Trước khi mua nhà, mọi người nên cố gắng tìm hiểu kỹ thêm thông tin về nhân thân người bán để giảm thiểu được rủi ro. Điều này cũng là giải pháp tự bảo vệ quyền lợi của mình” - luật sư Phú nói.

Luật sư Phú lưu ý đối với người được thi hành án, nếu khi có bản án mà người phải thi hành án không chịu thi hành thì cần nhanh chóng làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành việc cưỡng chế, kê biên các tài sản của người thi hành án để tránh trường hợp tài sản bị nhanh tay tẩu tán, rắc rối kiện tụng sau này.

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Phú cho biết trường hợp tài sản đã kê biên nhưng người thi hành án vẫn cố tình bán tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý không chấp hành bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Còn điều 380 BLHS năm 2015 (chưa có hiệu lực), quy định người phạm tội trên sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: dùng thủ đoạn xảo quyệt, tẩu tán tài sản sẽ bị phạt tù từ 2-5 năm.



Tiến Long (Tuổi trẻ)

Dân có thể tự tra cứu hồ sơ nhà đất của mình

Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM vừa phối hợp với Sở Tài nguyên - môi trường TP ký kết thí điểm hệ thống phần mềm quản lý đất đai theo mô hình tập trung trên toàn TP.
 
Bà Võ Thị Trung Trinh - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo đó, các sở ngành liên quan sẽ dùng chung hệ thống liên thông này. Người dân khi có mã số biên nhận hồ sơ cũng có thể tự tra cứu xem hồ sơ của mình đã được giải quyết tới đâu, còn đang thiếu những thủ tục gì, cần bổ sung ra sao...

Bà Võ Thị Trung Trinh, phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông TP, cho biết:

- Hệ thống phần mềm này sẽ giải quyết căn bản về tính minh bạch, liên thông một cửa trong giải quyết hồ sơ nhà đất, nhưng đây mới là bước đi đầu tiên. Hướng tiếp theo sẽ là xây dựng một cơ sở dữ liệu về đất đai của toàn TP để phục vụ cho các hoạt động khác liên quan đến đất đai, giúp công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tốt hơn.

* Ưu điểm lớn nhất của phần mềm này là gì, thưa bà?

- Kể từ ngày 1-10, việc tiếp nhận, luân chuyển và hoàn trả, thống kê báo cáo đối với hồ sơ đất đai được triển khai thí điểm trên phần mềm một cửa điện tử tại địa chỉ http://motcuadatdai.tphcm.gov.vn. Các đơn vị sử dụng gồm: Sở Tài nguyên - môi trường TP, Văn phòng đăng ký đất đai TP, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai 24 quận huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ đất đai tại UBND 24 quận huyện.

Đặc biệt, người dân, doanh nghiệp khi đã được thụ lý hồ sơ sẽ được cấp một mã hồ sơ. Dùng mã này tra cứu tại địa chỉ trên sẽ biết được tiến độ giải quyết hồ sơ tới đâu, còn phải bổ sung gì nữa hay không.

Theo tôi, đây là việc có ý nghĩa lớn, vì khi tổ chức văn phòng đăng ký đất đai thành một mối cấp TP thì người dân và cả các quận huyện chưa được cung cấp ứng dụng để giám sát được tình hình giải quyết hồ sơ nhà đất của mình. Với phần mềm này, người dân có thể biết được các thông tin đó một cách rõ ràng.

* Nhưng về lâu dài, phần mềm quản lý đất đai không chỉ dùng để giám sát quá trình giải quyết hồ sơ mà còn là chuyện xây dựng cơ sở dữ liệu toàn TP về đất đai. Việc này được TP triển khai như thế nào, thưa bà?

- Sở Thông tin - truyền thông TP sẽ tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên - môi trường TP tập trung làm cơ sở dữ liệu đất đai tập trung của TP.

Hiện nay ở TP có tới 25 bộ cơ sở dữ liệu về đất đai, gồm dữ liệu của 24 quận huyện và của Văn phòng đăng ký sử dụng đất đai của TP. Vừa qua, hai sở đã phối hợp thực hiện tích hợp các cơ sở dữ liệu về trung tâm dữ liệu của TP rồi. Bây giờ quan trọng là các giải pháp kỹ thuật để tích hợp 25 bộ cơ sở dữ liệu đó trở thành một cơ sở dữ liệu dùng chung của TP.

Các giải pháp kỹ thuật này vẫn đang được nghiên cứu.

Khi đã có cơ sở dữ liệu về đất đai dùng chung của TP sẽ phục vụ cho rất nhiều việc khác, như cấp phép xây dựng chẳng hạn.

Nếu bây giờ trong hồ sơ xin phép xây dựng, người dân phải nộp cả bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì khi đã có cơ sở dữ liệu rồi, người dân chỉ cần cung cấp thông tin như số chứng nhận, ngày cấp, nơi cấp, cơ quan chức năng sẽ tự kiểm tra trên hệ thống.

* Theo bà, việc đưa vào hệ thống quản lý đất đai tập trung toàn TP có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh TP quyết tâm xây dựng TP thông minh?

- Đề án TP thông minh có một phần rất quan trọng là chính quyền điện tử. Tôi đánh giá hệ thống quản lý đất đai tập trung này là bước khởi đầu rất quan trọng.

Dựa trên việc giám sát được quá trình, tiến độ xử lý hồ sơ, nếu thủ tục nào có thể thực hiện liên thông điện tử được, hoặc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho người dân, doanh nghiệp được thì mình có thể thực hiện ngay.

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, được chia thành 4 cấp độ.

Ở cấp độ 3, dịch vụ công trực tuyến cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Mai Hoa (Tuổi trẻ)

Đất gần trục Tây Bắc, chỉ 790tr/lô

Tôi cần bán lô đất gần trục Tây Bắc, diện tích 93m2, giá 790tr, hướng tây bắc.
Đất gần biển, công viên, bệnh viện, trung tâm hành chính quận Liên Chiểu
LH 0932.432.234  (gặp Ms. Thường)
Chỉ tiếp người có thiện chí, miễn trung gian.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Mất cả gia tài vì ham nhà đất giá rẻ

Trước nhu cầu bức bí về nhà ở, số vốn tích lũy khiêm tốn nhưng không ít người vẫn “cắn răng” bỏ tiền để mong muốn sở hữu một chốn an cư. Thậm chí, nhiều người tin lời “cò” mua đất xây nhà không phép để rồi sau đó phải ôm hận vì tiền mất mà nhà thì bị phá bỏ.
Biết sai nhưng vẫn phạm

Trong những năm vừa qua, tình trạng xây dựng nhà không phép xảy ra khá phổ biến tại nhiều quận, huyện ngoại thành của TP.HCM. Trong đó, nổi cộm nhất là các xã Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B thuộc huyện Bình Chánh.

Ghi nhận thực tế, nhiều tuyến đường tại xã Vĩnh Lộc A như Quách Điêu, đường liên ấp 2 – 6, Sư Đoàn,… là những khu dân cư xen lẫn, nhếch nhác với những ngôi nhà ống nằm san sát nhau ngay cạnh đất trồng rau, ruộng lúa. Một hình ảnh quen thuộc là rất nhiều ngôi nhà ở đây được vây kín bằng tôn, bạt nhưng khi quan sát kỹ thì phía bên trong đã đượng xây bao tường gạch. Một số ngôi nhà đang xây cũng được bao tôn kín mít. Được biết, đây là một hình thức xây nhà không phép được sử dụng để che mắt chính quyền.


Những căn nhà nhà bên ngoài che tôn, bên trong xây tường xuất hiện nhan nhản ở Bình Chánh.

Người dân ở đây cho biết, đa phần đất ở khu vực này là đất nông nghiệp không được cấp phép xây dựng. Một số gia đình có hộ khẩu ở đây vì không có chỗ ở nên xin phép chính quyền xây nhà tạm. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp trường hợp là dân vùng khác đến mua đất nông nghiệp và lén lút xây nhà. Nắm bắt được điều này, có nhiều “cò” xây dựng đứng ra lo liệu, người dân sẽ chung chi cho họ khoảng từ 100 – 200 triệu đồng tùy muốn xây nhà tôn hoặc nhà gạch. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp ngươi dân bỏ tiền chung chi nhưng khi nhà vừa xây xong thì đã bị phá bỏ. “Họ nói đảm bảo không bị phá dỡ nhưng nhiều người vừa làm ở được thì bị xử phạt và cưỡng chế. Nhà bị đập bỏ không có chỗ ở nhưng khi liên lạc với cò thì họ chỉ ầm ừ cho qua chuyện. Chúng tôi mất tất cả, không chỗ ở, tiền gom góp, vay mượn bao năm cũng đi theo”, ông T, một trường hợp xây nhà không phép bị phá bỏ than thở.

Một khu dân cư nhếch nhác tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.

Bà Nhung (quận Tân Bình) cho biết, gia đình mua đất ở xã Vĩnh Lộc A năm  năm 2012, để xây xong 2 căn, bà phải bỏ tiền chung chi cho mỗi căn là 60 triệu đồng, nhưng khi nhà làm xong không có một mảnh giấy chứng nhận nào nên luôn phải sống trong tâm trạng lo sợ. Sau một thời gian, bà chấp nhận bán lỗ 1/3 số vốn tháo chạy khỏi đây.

Một cò đất khu vực này cho biết, nếu mua đất phân lô khoảng 60m2 thuộc khu dân cư hiện hữu ổn định có giá khoảng 200 triệu, còn khu dân cư không ổn định khoảng 100 triệu. Đây đều là đất nông nghiệp và không xây được nhà. “cứ mua một vài năm rồi sau đó xem tình hình thế nào thì xin chính quyền sẽ cấp phép” cò này cho biết.

Đặt vấn đề về xây nhà tạm người này tỏ ra ngập ngừng, hiện rất khó để xây được vì chính quyền đang làm gắt, chờ thêm thời gian nữa mới tính.

Chất lượng “rởm” đến lỗ hổng pháp lý

Không liều mình như các người mua ở Bình Chánh nhưng nhu cầu mua nhà đất  vùng ven tại nhiều quận thành là rất phổ biến. Dọc các tuyến đường của các quận ngoại thành những tấm bảng quảng cáo rao bán đất nền, nhà phố giá rẻ xuất hiện bất cứ đâu từ cột điện, gốc cây đến bu kín cả cột biển báo giao thông.

Đặc điểm chung của những bảng quảng cáo này là giá cả rất mềm nên dễ dàng thu hút sự quan tâm của người mua. Tuy nhiên, trên thực tế không đơn giản như vậy.

Chị Hòa, người đã mua một căn nhà phố xây sẵn tại quận 12 cho biết, chị mua một căn nhà với giá hơn 1 tỷ, ban đầu ở thì rất tốt, nhà cũng thiết kế đẹp. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn, các thiết bị trong nhà như bóng đèn, ổ điện, cửa sổ, gạch nền trong nhà vệ sinh thi nhau hư hỏng. Từ khi vào ở chị đã mất không ít tiền để sửa chữa, nhưng vì chắp vá nên trông không được đẹp như ban đầu.

Đi cùng với chất lượng không đảm bảo là những rối rắm về pháp lý của những căn nhà phố xây dựng sẵn. Thông thường loại hình này được xây dựng liền kề từ vài căn trở lên và phải cùng một sổ chung. Điều này dẫn đến hệ quả rất rắc rối khi người mua muốn bán lại căn nhà sau này.

Vì số tiền có hạn nhưng lại muốn có nhà ở sẵn nên vợ chồng anh Huy chấp nhận mua căn nhà phố xây sẵn tại khu vực huyện Nhà Bè. Căn nhà của anh cùng chung sổ với 5 căn khác. Khi mua anh được nhân viên môi giới đảm bảo yên tâm, khi muốn bán lại chỉ cần ra phường công chứng là xong. Tuy nhiên, sau một thời gian, vì lý do công việc và không muốn đi lại quá xa nên anh muốn bán lại căn nhà thì phải đi xin chữ ký của các hộ còn lại. Trớ trêu chỉ vì một vài mâu thuẫn trước đó nên có hộ đã không đồng ý ký vào khiến anh phải rất khó khăn mới bán được nhà.


Nhiều dự án đất nền bị bỏ quên hạ tầng, tiện ích sau khi bán cho khách hàng.

Tại khu vực quận 9, đất nền đang là điểm nóng với hàng trăm dự án lớn nhỏ đang được chào bán. Trong đó, những dự án nhỏ dạng phân lô, bán nền từ đất vườn rất phổ biến. Giá bán của các sản phẩm này cũng khá thấp nên nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, khảo sát thực tế không ít dự án kiểu này được rao bán rầm rộ với đầy đủ pháp lý tiện ích nhưng thực tế là những khu đất ruộng sình lầy, chưa được phân nền, hạ tầng chỉ có con đường lởm chởm độc nhất. Giấy tờ pháp lý đều đang là sổ chung muốn tách thửa phải chờ.

Tại khu vực này, không khó để bắt gặp những dự án rộng thêng thang nhưng chỉ có một hai căn nhà được xây dựng, người mua lỡ xây nhà để ở phải “khóc mếu” vì dự án cỏ mọc um tùm, thiếu luôn cả các tiện ích cơ bản, và nguy cơ không đảm bảo an ninh rất cao.

Theo một nhà đầu tư lâu năm, những khu đất càng rẻ thì càng phải cận trọng xem xét, người mua đừng tin lời môi giới và nhìn vào mức giá để xuống tiền vì khả năng rủi ro rất cao. Trước khi mua, nên nhờ đến người có kinh nghiệm tư vấn, đi thực tế xem xét dự án và tìm hiểu pháp lý, quy hoạch của dự án.


Nguyễn Văn

Méo miệng đọc tên Tây của dự án bất động sản

Trong các buổi ra mắt, mở bán, không dưới một lần khách hàng đề nghị đại diện chủ đầu tư phát âm mẫu tên dự án, thậm chí phiên dịch tên của công trình do khó đọc và khó nhớ.
Nhắc đến tên các dự án bất động sản được coi là khó nhớ nhất, nhiều khách hàng sẽ nhớ ngay đến những dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Chủ đầu tư này sở hữu một loạt những dự án tại những khu đất vàng ở Hà Nội như D’. Palais de Louis (Quảng An),  D’. Le Pont D’or (Hoàng Cầu), D’. Palais De Louis (Nguyễn Văn Huyên), D’. San Raffles (Hàng Bài) và gần đây nhất có thêm D'. Le Jardin Du Luxembourg (Trần Duy Hưng)... Đây đều là những dự án mà trên nhiều diễn đàn, khách hàng cũng như các nhân viên môi giới đều nhận định là "méo miệng" mới có thể đọc được.

Trong cuộc họp cung cấp thông tin về tiến độ loạt dự án của Tân Hoàng Minh, nhiều lần khách hàng đã đứng lên yêu cầu đại diện chủ đầu tư phát âm mẫu một cách chính xác tên các dự án. Lý do được người mua đưa ra là vì dự án có tên tiếng Pháp quá dài và khó phát âm. Khách hàng này cũng cho biết, anh không thể hiểu hết ý nghĩa của tên dự án nên đề nghị chủ đầu tư "phiên dịch" luôn cho dễ nhớ.

Nhiều dự án tên Tây khiến khách hàng khó đọc và không hiểu hết ý nghĩa.  Ảnh: Anh Quân

Tại không ít buổi mở bán dự án của chủ đầu tư này, nhiều khách hàng cũng cho biết không thể phát âm chính xác được tên các dự án. Để phân biệt các dự án, nhân viên môi giới hoặc khách hàng thường gọi theo địa điểm.

Tuy không khó khăn trong việc gọi tên song anh Quân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại gặp một tình huống dở khóc dở cười khác với mác tên Tây của tòa chung cư gia đình anh đang sinh sống. Khi mua căn hộ chung cư này và làm thủ tục chuyển hộ khẩu cho cả gia đình từ quê lên địa chỉ nhà mới, tuy nhiên cán bộ hộ khẩu tại địa phương cũng không thể ghi một cách chính xác tên tòa chung cư bằng tiếng Anh do quá dài và khó nhớ. Anh Quân sau đó cũng gặp không ít phiền phức trong quá trình chuyển hộ khẩu.

Tình trạng đặt tên "ngoại" quá dài cũng xảy ra tại nhiều dự án tại TP HCM từ phân khúc chung cư cho đến căn họ cho thuê hay trung tâm thương mại như Angela Boutique Serviced Residence (quận 3), Dragon Hill Residence and Suites (quận 7), River Garden Executive Residences (quận 2), New Generation Apartment (quận 1), The Era Royal Plaza (quận 7), Somerset Chancellor Court (quận 1) hay Centana Grand Saint Simeon (Vũng Tàu)...

Không chỉ khiến khách hàng  "méo miệng" hoặc gặp những tình huống dở khóc dở cười mà nhiều chủ đầu tư cũng gặp không ít phiền phức khi đặt tên ngoại cho dự án.

Năm 2013, Hà Nội từng dấy lên trường hợp 2 dự án trùng tên Golden Palace của Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh vốn đã được đăng ký nhãn hiệu với công ty đến sau là Công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng HUD3. Sự việc này khiến Công ty Mai Linh phải nhờ văn phòng luật sư và Viện Khoa học sở hữu trí tuệ vào cuộc để giành lại nhãn hiệu "Golden Place". HUD3 sau đó đã phải tìm tên khác cho dự án của mình. 

Tại một cuộc hội thảo, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng tên dự án chính là một phần thương hiệu, thể hiện đẳng cấp của chủ đầu tư cũng như dự án đó. Đại diện Tân Hoàng Minh cũng nhiều lần lý giải, tên những dự án của Tập đoàn đều thể hiện đẳng cấp riêng, sự khác biệt của phân khúc mà chủ đầu tư này đang triển khai. 

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, trên thực tế, tình trạng tên dự án quá dài, khó nhớ, cũng khiến khách hàng đôi khi không thể gọi tên chính xác tòa nhà mình đã mua hoặc đang ở nên việc lan tỏa thương hiệu chưa chắc đã hiệu quả. "Đó là chưa kể nhiều dự án còn đặt tên khó hiểu, thậm chí vô nghĩa hoặc na ná nhau. Điều đó về lâu dài có tác động không tốt tới thương hiệu cũng như uy tín, hiệu quả kinh doanh của chủ đầu tư", ông Hùng nhận định.

Việc đặt tên ngoại cho dự án bất động sản từng được đưa ra bàn luận sôi nổi hồi năm 2013. Khi đó, dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi do Bộ Xây dựng đề xuất từng đưa vào quy định tên của dự án phát triển nhà ở phải sử dụng bằng tiếng Việt và không được viết tắt. Tuy nhiên, đề xuất này sau đó đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều bởi đó là tên thương mại của dự án mà đôi khi tiếng Việt không thể hiện hết những yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra. Do đó, quy định này sau đó không được đưa vào bộ Luật mới ban hành.


VnExpress

Nguy cơ thất thoát “đất vàng”

Quan ngại về nguy cơ thất thoát từ việc định giá các lô “đất vàng” tại Hà Nội và TP.HCM khi tiến hành cổ phần hóa, tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là có cơ sở nếu chiểu theo báo cáo vừa được Kiểm toán Nhà nước công bố.

Không phải ngẫu nhiên, Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán chuyên đề việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 của Kiểm toán Nhà nước được xem là bức tranh khá hoàn chỉnh về quá trình tái cơ cấu các “ông lớn” doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Và cũng không phải ngẫu nhiên, trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước lại nhấn khá sâu việc giá trị lợi thế quyền thuê đất nhà nước đã không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hoặc thoái vốn như là một trong những hạn chế lớn nhất trong tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước hiện nay.

Trên thực tế, quyền thuê đất Nhà nước đều có giá trị lợi thế, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quỹ đất lớn, vị trí đắc địa, có lợi thế kinh doanh, phát triển dự án bất động sản


Tuy nhiên, trừ trường hợp của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, hầu hết tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn lại đều không tính giá trị lợi thế quyền thuê đất nhà nước vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hoặc vào giá khởi điểm khi thoái vốn.

Việc không tính giá trị lợi thế quyền thuê đất nhà nước đã làm cho giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa hoặc giá khởi điểm khi thoái vốn không phản ánh đầy đủ giá trị lợi thế, không phản ánh sát giá giao dịch thị trường, tạo kẽ hở để có thể lợi dụng gây thất thoát vốn nhà nước.

Một thực tế rất đáng lo ngại khác là tình trạng một số DNNN có quỹ đất lớn, vị trí lợi thế cho kinh doanh, nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc trong diện phải di dời đã không thực hiện trả lại đất cho Nhà nước, mà kêu gọi nhà đầu tư cùng liên doanh, hợp tác đầu tư bằng cách góp giá trị lợi thế quyền thuê đất để khai thác quỹ đất hiện có, sau đó thực hiện thoái toàn bộ vốn góp.

Hiện tượng ngày một phổ biến này, thực chất là một chiêu thức lách luật để chuyển nhượng đất cho nhà đầu tư. Việc thành lập công ty liên doanh, hợp tác đầu tư đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ đích danh là “hình thức và không minh bạch trong phương pháp xác định giá trị lợi thế quyền thuê đất khi góp vốn”. Đây cũng là lý do mà nhiều chuyên gia cho là kẽ hở khi cổ phần hóa các công ty quốc doanh nắm trong tay hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn mét vuông “đất vàng” tại các thành phố lớn.

Lo lắng đó không phải là thiếu cơ sở nếu nhìn vào thực tế hàng chục nhà máy, xí nghiệp ở Hà Nội sau vài năm cổ phần hóa đã nhường chỗ cho các dự án chung cư cao tầng mọc lên, theo đó các ông chủ mới chính là những công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản.

Cần phải nói thêm rằng, tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng tổ chức vào giữa tháng 7/2016,  Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã đặc biệt lưu ý tình trạng tham nhũng đất đai trong cổ phần hóa DNNN.

Phải thừa nhận một thực tế là, do chưa có văn bản quy định về các biện pháp hay chế tài, nên một số nhà đầu tư trước khi mua thì “hứa rất nhiều, rất hay”, nhưng thâu tóm xong sẵn sàng “xé bỏ” cam kết. Điều này dẫn đến một số doanh nghiệp có lợi thế về đất đã bị nhà đầu tư thâu tóm, thực chất chỉ để lấy đất, triển khai dự án bất động sản, không thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp như cam kết.

Chính vì vậy, làm thế nào đưa được lợi thế so sánh trong kinh doanh của các DNNN có nhiều “đất vàng” vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa là vấn đề cấp bách, cần được quan tâm giải quyết rốt ráo. Việc này vừa hạn chế tình trạng thất thoát tài sản nhà nước, vừa giúp phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực đất đai, góp phần đảm báo giúp quá trình tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước không bị biến dạng so với những mục tiêu, ý nghĩa đề ra ban đầu.


Anh Minh (Báo Đầu tư)

Coco Riverside City - Kiến tạo giá trị sống ven sông

VỊ TRÍ VÀNG CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ - ĐẤT NGHỈ DƯỠNG VEN SÔNG CỔ CÒ

Dòng sông Cổ Cò chảy từ địa phận Đà Nẵng đến Hội An là không gian kết nối đô thị vô cùng quan trọng trong sự phát triển phồn thịnh của hai địa danh này. Ngày nay, trong định hướng phát triển không gian mở giữa Đà Nẵng – Hội An, sông Cổ Cò đóng một vai trò quan trọng không chỉ về mặt cảnh quan kiến trúc mà còn đẩy mạnh giao thương đường thủy, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng ven sông Cổ Cò.

Biệt thự CoCo Villas của Coco Riverside City là sự tổng hợp các kiến trúc sinh thái mới  với dãy biệt thự đơn lập và song lập, không gian mở thoáng đãng view nhìn công viên Coco Park xanh mát là chốn thích hợp để an cư, nghỉ dưỡng.

Nhà phố CoCo River Side là những khu đất nền nhà liên kế nối tiếp nhau được chủ đầu tư bố trí diện tích phù hợp các mẫu kiến trúc nhà hiện đại. Từ đây, gia chủ có thể dễ dàng tận hưởng thiên nhiên tươi mát và yên bình của dòng Cổ Cò, thoát khỏi sự ồn ào của phố thị và trở về với mái ấm yên bình bên gia đình.

Khu phố thương mại Coco Diamond nằm ngay trung tâm khu đô thị, tọa lạc trên tuyến đường 27 m, chạy thẳng đến công viên trung tâm và dòng sông Cổ Cò lịch sử. Kinh doanh và sống tại phố thương mại Coco Diamond cùng gia đình, khách hàng sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa lối sống hiện đại hòa quyện với thiên nhiên.

Công viên hồ sen trung tâm với ao sen thơm mát hòa quyện cùng dòng Cổ Cò thơ mộng, cư dân nơi đây sẽ tận hưởng được không gian nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc, cùng hướng mắt ra khu sân golf sang trọng đối diện và cũng xua tan những mệt mỏi của bộn bề công việc.


Vị trí: Tọa lạc ngay mặt tiền sông Cổ Cò,
+ Phía bắc giáp KĐT công nghệ FPT City Đà Nẵng
+ Phía đông giáp sông Cổ Cò view nhìn sân golf 5 sao Da Nang Golf Club và tổ hợp vui chơi giải trí đăng cấp Đông Nam Á Coco Bay
+ Phía tây giáp KĐT số 3
+ Phía Nam giáp vệt dân cư hiện hữu
Tổng diện tích: hơn 10ha
Tổng số lô: 334 lô
Diện tích phân lô đất nền: 5*18 , 5*19.25 , 5*20, 6*20
Diện tích phân lô biệt thự: 10*18 , 10*20
Diện tích cây xanh:
Pháp lý: sổ đỏ từng lô
Giá dự kiến chỉ hơn 300 triệu/lô

Nhận đặt chỗ dự án 30 triệu/lô
Ngày mở bán dự kiến 23/10/2016

Liên hệ QLDA 0932.432.234 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH NHÀ PHÚ GIA THỊNH

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Những lưu ý khi thiết kế cảnh quan cho ngôi nhà

Cảnh quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tôn lên nét đẹp kiến trúc tổng thể cho ngôi nhà. Điều này đặc biệt qua trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tài vận của các thành viên trong gia đình.

Địa thế nơi ở nên bằng phẳng, tránh làm nhà nơi sườn dốc, cuối dốc nghiêng - Ảnh minh họa.

Khi nơi ở có ao hồ

Phong thủy học cho rằng, ao hồ cạnh nhà thường mang tới điều lợi ích về môi trường nhưng cũng có khi gây bất lợi. Nhà nếu có ao hình vuông thì thịnh vượng; ao như cái chảo phú quý vô cùng.

Có những địa thế nếu có ao lại gây bất lợi cho người ở, như có ao một ở bên Đông, một ở bên Tây sẽ “không phát câm thì phát điên”. Nhà to ao nhỏ nữ cô độc; nhà nhỏ ao to tài lộc lưu tán; ao to trước cửa nhà thì người không thọ; ao to sau nhà bệnh tật từ nhỏ.

Trước nhà sau nhà đều có ao là hung, cổ nhân có câu “tiền đường cập hạ đường, nhi tôn huyền tiểu vong”, nghĩa là ao trước và ao sau nhà con cháu chết sớm; đằng sau nhà có 2 ao là “long hổ cước thượng trì, dâm dục định vô nghi”, nghĩa là chân long chân hổ dẫm lên ao, sẽ có sự dâm dục, phóng đãng.

Hoặc hình dạng ao không thống nhất, có cái lồi ra, cái thụt vào, ao to ao nhỏ nối liền nhau sẽ “quả phụ thủ không phòng, phong tật bất ly sàng”, nghĩa là vợ goá giữ phòng không, bệnh phong chẳng rời giường.

Nhà kẹp ở giữa 2 ao to nhỏ khác nhau, trong nhà có bể nước, giữa ao xây thuỷ đình, trong ao có núi nhỏ, nước ao như bùn màu vàng… đều là không tốt.

Phương pháp xem xét khái quát cảnh quan nơi ở

Về quan hệ giữa nhà với nhà, sách cổ Hải Châu Dân Tộc Kỵ có ghi: Nếu các nhà xây cùng một dãy phải xây cùng một trục thẳng, tục gọi là hình “Long”; các nhà cạnh nhau nên xây cao thấp sàn sàn như nhau, như vậy khi ở cuộc sống đều bình thuận và phát triển. Trường hợp dãy nhà không ở hình Long như nói trên, nếu nhà nào nhô ra phía trước gọi là thế “cô nhạn xuất đầu”, khi ở lâu dài thường chủ nhà có thể sẽ bị goá.

Nếu nhà nào thụt vào ở phía sau gọi là thế “thác nha”, khi ở vợ chồng thường không hoà thuận.

Nhà mình ở có thể cao hơn nhà phía bên phải gần kề (nhìn từ trong nhà ra ngoài) thì cát.

Trong khuôn viên nhà, phòng bên không được cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau; trước cửa nhà mình không nên có ngôi nhà đổ nát dù có hay không người ở, hoặc nhà hoang, không người ở.

Nơi ở không nên có nhiều gió thổi tới. Phong thuỷ học rất trọng tàng phong tụ khí, nơi nào thế gió thổi tới rất mạnh là không phải đất vượng, nhưng nơi ở cũng phải có gió nhè nhẹ, nhu hoà mát dịu thổi tới.

Ánh sáng mặt trời vào nhà cần đầy đủ, ánh sáng này sẽ làm giảm âm khí trong nhà làm cho người ở an ổn và phát triển.

Nên có đường ngõ tránh trực xung (chiếu thẳng vào) cửa nhà, những con đường tới nhà vòng vo là thích hợp mang lại sự an lành cho nơi ở. Vì vậy khi chọn nhà, việc đầu tiên xem phải trái, trước và sau nhà có đường ngõ chiếu thẳng vào nhà hay không. Nếu cổng chính của nhà đối thẳng với hướng trục xung của đường lớn, đường càng dài thì hung hoạ càng to, càng nguy hiểm. Nếu gặp trường hợp này, cần phải hóa giải.

Địa thế nơi ở nên bằng phẳng. Tránh làm nhà nơi sườn dốc, cuối dốc nghiêng, vì phong thuỷ cho rằng sẽ nhanh chóng thoát khí, nếu ở sẽ suy vi, tạo hoạ. Nếu phải ở nơi đồi núi hay nơi thế đất cao thì chọn nơi bằng phẳng mà làm nhà, song không để đường hoặc sườn núi có thế chạy vào cửa chính.

Đường phố theo hình phản cung, không nên ở. Đó là trước nhà có đường cong mà góc cong chiếu thẳng với cổng hoặc cửa chính. Phong thuỷ gọi đây là “lưỡi liềm cắt lưng”, nếu nhà ở vị trí này tránh đi thì lành. Sách cổ Phong thủy “Dương trạch thập thư” cho rằng, nếu đường phố phản cung trước cửa hay cổng thì trong nhà thường có người bị thương vong, hoả hoạn, mắc bệnh nặng.

Cảnh quan không nên gặp Thiên trảm sát. Thiên trảm sát là khoảng không hẹp giữa 2 toà nhà cao tầng, như dùng con dao chém đôi bầu trời thành 2 mảnh. Nếu nhà ở có cửa đối thẳng với Thiên trảm sát thì người ở rất có thể xảy ra tai nạn. Khoảng cách 2 nhà đối diện với nhà mình càng hẹp, càng dài thì càng hung; cự ly nhà ở càng gần với khoảng hẹp đó thì càng nguy hiểm. Nhưng nếu phía sau ngôi nhà có một ngôi nhà khác bù lấp kẽ hở thì không ngại.

Nhà ở đối thẳng với ống khói thì không nên ở vì ống khói trước nhà có ảnh hưởng đến sức khoẻ người ở.

Theo quan điểm vệ sinh môi trường, khu vực ở có nhiều ống khói tạo ra chất cacbon đã làm hại đến sức khoẻ con người. Tuy nhiên trường hợp này thường gặp ở ngoại ô thành phố, thị trấn hay làng quê, nhưng nếu gặp trường hợp này cũng nên tránh hoặc tìm cách hóa giải cái hung của ống khói.

Nhà ở gần bãi rác dễ sống tiêu cực, cực đoan, tình cảm không thuần, gia đình dễ ly tán.

Trước quan sau miếu thì không nên ở, nghĩa là trước nhà ở là Nha môn, Quan phủ (như doanh trại quân đội, đồn cảnh sát, cơ quan công quyền của nhà nước, trường học…) và ở phía sau nhà là chùa chiền, đền, đình miếu thì không nên ở. Phong thuỷ cho rằng, Nha môn nhiều sát khí, có ảnh hưởng đến tính mạng chủ nhà; đình chùa, đền miếu có nhiều âm khí mạnh, ở gần không lợi.


Đoan Trang (Xây dựng)

Bán chui căn hộ trên đất quốc phòng

Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án khách sạn Bavico Nha Trang do chủ đầu tư xây khách sạn rồi tùy tiện bán căn hộ
Ngày 23-9, UBND tỉnh Khánh Hòa có buổi làm việc với các sở, ngành chức năng, xem xét việc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) dự án khách sạn Bavico Nha Trang (số 2 Phan Bội Châu, TP Nha Trang), dựa trên kiến nghị của Bộ Tư lệnh Quân khu (QK) 5.

Tùy tiện

Khu đất khách sạn Bavico Nha Trang có diện tích 2.754,8 m2, do Bộ Tư lệnh QK5 quản lý, được Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Bạch Việt (Công ty Bạch Việt) thuê lại theo thời hạn 45 năm.
 
Khách sạn Bavico Nha Trang thuộc đất quốc phòng được chủ đầu tư rao bán căn hộ

Sau khi thuê đất, ngày 28-3-2014, Công ty Bạch Việt được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp GCNĐT để thực hiện dự án xây dựng nhà ăn, nhà khách và tổ hợp thương mại - nhà hàng, khách sạn - văn phòng. Tháng 2-2015, khách sạn Bavico Nha Trang đi vào hoạt động, với tòa nhà cao 25 tầng có kiến trúc hình bầu dục, công suất khoảng 300 phòng nghỉ.

Tuy nhiên, ngày 13-4-2015, dựa trên đề nghị của chủ đầu tư, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp GCNĐT mới, điều chỉnh mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng khách sạn lưu trú, kinh doanh căn hộ du lịch hoặc cho thuê dài hạn. Việc điều chỉnh cấp GCNĐT này thực hiện khi Công ty Bạch Việt chưa xin ý kiến Bộ Tư lệnh QK 5.

Dựa vào GCNĐT mới, Công ty Bạch Việt đã rao bán căn hộ thông qua hình thức ký hợp đồng mua căn hộ, sau đó người mua cho khách sạn thuê lại. Để việc mua bán, thuê lại thuận lợi, Công ty Bạch Việt công bố nhiều thông tin ưu đãi cho người mua căn hộ, như: Chiết khấu lợi nhuận ngay 15%/giá trị hợp đồng trong năm đầu tiên; khách sạn thuê lại với hình thức chia tỉ lệ lợi nhuận 65/35 tính từ năm thứ 2 trở đi đến hết 45 năm (65% lợi nhuận khách hàng đầu tư hưởng). Ngoài ra, chủ đầu tư cam kết mua lại căn hộ với giá trị ban đầu nếu khách hàng đầu tư không có nhu cầu sử dụng; sau 1 năm sẽ được cộng thêm 5%, từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 cộng thêm 8%, từ năm thứ 6 đến hết 45 năm được cộng thêm 10%.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đinh Tiến Sử, Tổng Giám đốc Công ty Bạch Việt, thừa nhận có bán một số căn hộ. “Một số anh em đồng đội, đồng chí góp với nhau cũng được mấy cái” - ông Sử thành thật.

Ông Trần Minh Hải, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, cũng xác nhận GCNĐT điều chỉnh không đề cập đến việc cho phép bán căn hộ khách sạn sau khi hoàn thành. Tuy nhiên, trên thực tế, Công ty Bạch Việt đã ký, bán nhiều căn hộ khi chưa được cơ quan quân đội thông qua.

“Các anh cũng giận tí thôi mà”

Theo Bộ Tư lệnh QK5, lý do đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi GCNĐT vì Công ty Bạch Việt tự điều chỉnh mục tiêu đầu tư dự án, ký kết các hợp đồng mua bán căn hộ nhưng không thông báo cũng như chưa có sự đồng ý của Bộ Tư lện QK5 và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa. Việc làm trên của Công ty Bạch Việt làm ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của Bộ Tư lệnh QK5 với tư cách là chủ quản khu đất và ảnh hưởng đến các cá nhân mua căn hộ.

Trước phản ứng của Bộ Tư lệnh QK5, ông Đinh Tiến Sử phân trần: “Sự việc không có gì cả đâu. Bây giờ chúng tôi đang làm việc với QK5 và tỉnh Khánh Hòa để điều chỉnh lại cho nó hợp lý. Thay vì mua bán thành góp vốn đầu tư. Chúng tôi có hợp đồng thuê đất với QK5. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Du lịch chứ đâu phải vướng víu gì”.

Ông Sử còn giải thích việc Bộ Tư lệnh QK5 cho rằng Công ty Bạch Việt tự ý điều chỉnh mục tiêu dự án khi chưa xin ý kiến là có sự hiểu nhầm. “Các anh (Bộ Tư lệnh QK5 - PV) hiểu nhầm giữa việc bán căn hộ là bán có sổ đỏ. Mà đất bộ đội sao bán chác được, sổ đỏ các anh giữ mà. Theo Luật Doanh nghiệp, việc bán này chỉ là khai thác bán phòng 5 đêm, 7 đêm chứ đâu có thuế trước bạ, ra sổ đỏ gì đâu. Ví dụ người ta góp vốn vào thì được ở một số đêm, còn lại khách sạn cho thuê phòng chia lợi nhuận với nhau. Bọn anh đã giải thích để điều chỉnh lại chứ không có gì cả. Các anh cũng giận tí thôi mà” - ông Sử phân bua.

Tại cuộc họp, sau khi xem xét vụ việc, đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu Công ty Bạch Việt làm việc với Bộ Tư lệnh QK 5 để được chấp thuận điều chỉnh mục tiêu đầu tư dự án khách sạn Bavico Nha Trang trước tháng 11-2016. Quá thời hạn này, nếu không được Bộ Tư lệnh QK 5 chấp thuận, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ thu hồi GCNĐT điều chỉnh, đồng thời buộc chủ đầu tư thực hiện đúng mục tiêu theo giấy phép cấp ngày 28-3-2014.


Kỳ Nam (NLĐ)

Công khai dư án thế chấp theo những tiêu chí nào?

Đồng thuận với việc công bố thông tin các dự án bất động sản thế chấp ngân hàng nhưng ai công bố, hình thức công bố như thế nào, tiêu chí ra sao… là những băn khoăn được các doanh nghiệp đặt ra.

 
Cần sớm có bộ tiêu chí những thông tin khi công bố dự án bị thế chấp ngân hàng.

Công bố phải công bằng và cụ thể

Ngay sau khi vụ việc chấn động tại chung cư The Harmona (quận Tân Bình) xảy ra, nhằm đảm bảo quyền lợi của người mua nhà và tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM đã công khai danh sách 77 dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng. Động thái này ngay lập tức gây ra những ảnh hưởng trái ngược trên thị trường. Đặc biệt, có nhiều doanh nghiệp phải cuống cuồng “kêu oan” vì bị người mua xếp vào nhóm “ năng lực kém” vì có tên trong danh sách.

Tại buổi tọa đàm “Dự án thế chấp ngân hàng – Hiểu sao cho đúng?” do Tạp chí CafeLand tổ chức mới đây, nhiều chủ đầu tư đã lên tiếng ủng hộ việc công bố thông tin dự án thế chấp, nhưng việc công bố thông tin chưa rõ ràng và cụ thể không chỉ khiến cho chủ đầu tư bị ảnh hưởng mà còn tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản.

Một chủ đầu tư thắc mắc, tại sao có đến hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, mà hầu hết đều phải thế chấp ngân hàng nhưng khi công bố chỉ có 77 dự án?

Ông Phạm Ngọc Liên, Giám đốc văn phòng đăng ký đất đai (thuộc Sở Tài nguyên và Môi Trường TP.HCM) cho rằng, còn nhiều doanh nghiệp thế chấp khác nhưng chưa công bố là có nhiều vướng mắc trong thẩm định hồ sơ thế chấp, vì có liên quan tới nhiều đầu mối, nhiều cơ quan khác nhau.


Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành cho rằng, thực chất việc thế chấp ngân hàng là chuyện rất bình thường và đã xảy ra hàng chục năm nay và hầu hết các doanh nghiệp đều thế chấp để vay ngân hàng làm dự án. Tuy nhiên, có một hai vụ do chủ đầu tư yếu kém hoặc ngân hàng không quản lý tốt dòng tiền khiến cho việc thế chấp này trở nên “nguy hiểm” trong mắt người mua nhà. “Trong trường hợp này luật pháp đã quy định rất rõ vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp và ngân hàng cho vay, khi xảy ra sai phạm thì cứ căn vào luật mà xử trực tiếp doanh nghiệp và ngân hàng đó”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, nếu đã không công bố thì thôi nhưng đã công bố thì phải rõ ràng, đầy đủ tránh công bố kiểu chung chung dễ gây hiểu nhầm và thiệt thòi cho doanh nghiệp. “Cùng thực hiện một dự án có quy mô vốn khoảng 1.000 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp A chỉ thế chấp vay 45 tỷ khác hẳn với doanh nghiệp B thế chấp vay 500 tỷ. Nhưng khi đưa ra danh sách thế chấp thì lại không nói rõ điều này, nên doanh nghiệp vay ít cũng như vay nhiều đều chịu chung số phận như nhau”, ông Nghĩa phân tích.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoRea) cũng cho rằng, việc công khai thông tin là cần thiết nhưng phải nhìn nhận là việc công bố thông tin vừa rồi cũng có nhược điểm, chẳng hạn khách hàng của chủ đầu tư có tên trong danh sách thế chấp nhưng doanh nghiệp đó không thế chấp. Hay danh sách không cập nhật theo thời gian thực, ví như ngày hôm nay công bố mà trước đó đã có đơn vị đã rút thế chấp. “Theo tôi chúng ta phải cố gắng làm rõ thêm thông tin là mục đích thế chấp dự án là để làm gì. Chẳng hạn có doanh nghiệp không thế chấp nhưng khi bán cho khách hàng là phải có điều kiện là thế chấp ngân hàng để để có bảo lãnh của ngân hàng trước khi bán theo Luật Kinh doanh bất động sản. Nhưng cũng có tên trong danh sách này, gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp”, ông Châu cho biết.

Công bố theo tiêu chí nào?

Trong khi đa số đều đồng thuận với việc công bố thông tin thì yêu cầu đặt ra là hiện nay vẫn chưa có một bộ tiêu chí chung nào cho các doanh nghiệp thực hiện.

Ông Lương Sĩ Khoa, Phó Chủ tịch HĐQT An Gia Investment cho rằng, việc công bố thông tin là cần thiết. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp có căn cứ và dễ dàng hơn thì cần có những bộ tiêu chí về thông tin công bố cụ thể.

Theo ông Nguyễn Khánh Hưng, Giám đốc điều hành Tập đoàn Đất Xanh những tiêu chí quan trọng nhất buộc phải có: một là lấy cái gì thế chấp, thế chấp cho ai; hai là thế chấp bao nhiêu tiền; thứ 3 là thế chấp vì mục đích gì?. Những thông tin khác nhạy cảm, đảm bảo về bí mật kinh doanh được pháp luật bảo vệ như lãi suất, ưu đãi thanh toán thì không cần thiết phải công bố.

Cũng theo ông Hưng, việc công bố thông tin hiện nay chưa giao đúng vị trí. Trách nhiệm công bố thông tin phải được quy định cho ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản, vì họ là những người trong cuộc nắm rõ nhất mọi vấn đề.

Mặt khác, cần phải có những chế tài thật cụ thể để xử lý trong trường hợp doanh nghiệp, ngân hàng không chủ động công bố thông tin để đảm bảo sự công bằng. Các công ty niêm yết thì mọi thông tin đều phải được công khai trên sàn, ngược lại với doanh nghiệp chưa niêm yết thì họ không bắt buộc nên việc công khai thông tin là rất khó. “Vấn đề là giao chưa đúng người, việc giao việc công bố thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường là chưa phù hợp. Tôi cho rằng 80% là trách nhiệm minh bạch của tổ chức kinh doanh, đó là người làm bất động sản và ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay lấy lãi là một hình thức kinh doanh. 20% còn lại thì nên thành lập một cơ quan mà có sự phối hợp của tất cả các cơ quan nhà nước với nhau”, ông Hưng cho biết.

Ngoài việc cần có bộ tiêu chí cụ thể, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc công bố thông tin phải được thực hiện liên tục và nên có một cơ quan chuyên trách để thực hiện công việc này, người mua và doanh nghiệp khi có nhu cầu tra cứu thông tin sẽ trả một khoản phí nhỏ.

Đồng quan điểm với tiến sĩ Hiếu nhưng ông Liên cho rằng, hiện nay để cập nhật thông tin liên tục về tình hình các dự án thế chấp là rất khó vì đòi hỏi thông tin rất nhiều đầu mối. Nếu để Sở thực hiện thì việc công bố nhanh nhất cũng phải định kỳ khoảng 3 hoặc 6 tháng. Mặt khác trong quy định kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng có những điều khoản bảo mật mà chỉ có những người trong cuộc mới có và hiểu được. Do đó, để nhanh chóng và linh hoạt thì quan trọng nhất là doanh nghiệp và ngân hàng chủ động trong việc cung cấp thông tin. Sau đó, người dân khi biết thông tin thì có thể đến những cơ quan quản lý để kiểm chứng có đúng sự thật hay không.

Trong tương lai gần, ông Liên mong muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu về thông tin của các dự án, trong đó có sự đồng bộ của tất cả những đầu mối thông tin để việc tra cứu này là một thủ tục công, thông tin được cập nhật liên tục, theo thời gian thực.


Trần Phong

Chung cư cũ, giá trên trời

Trong bối cảnh giao thông đô thị đang là một vấn đề nhức nhối, thì giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao vẫn là lựa chọn của nhiều người.
Trái ngược với tình trạng trầm lắng của thị trường chung cư caocấp, hàng loạt các căn hộ chung cư cũ ở trung tâm Hà Nội đang được mua lại với giá bạc tỉ đã trở thành điểm nóng của thị trường bất động sản. Đó không phải là xu hướng đầu tư mới, mà là nhu cầu của người sử dụng hướng tới đời sống giao thông thuận tiện, gần trung tâm không phải đi quá xa mà cơ sở hạ tầng đầy đủ như: bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí cho con trẻ… Trong bối cảnh giao thông đô thị vẫn là một vấn đề nhức nhối thì giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao trở thành lựa chọn của nhiều người.

Tình hình nóng sốt bất thường của phân khúc thị trường này đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người khi nghĩ căn hộ của mình sẽ trở thành “kho vàng”. Nhưng thực tế không phải bất cứ chung cư cũ nào cũng được chủ đầu tư mua lại với giá cao ngất ngưởng. Mặc dù vậy, nhiều người có nhu cầu để ở vẫn chấp nhận những mức giá “trên trời” chỉ để thỏa mãn cái tiếng “nhà phố”, thuận lợi và gần trung tâm.

Chung cư cũ xuống cấp vẫn hét giá trên trời.

Các nhà đầu tư hầu hết nhắm tới khả năng sinh lời. “Mức giá mà doanh nghiệp (DN) đưa ra để mua lại căn hộ ở các chung cư cũ bao giờ cũng phải dựa trên những tiêu chí nhất định như: vị trí khu đất đắc địa, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao công trình... trong đó khả năng sinh lợi luôn là đích ngắm lớn nhất” - đó là khẳng định của một số nhà đầu tư xây dựng tư nhân trên địa bàn Hà Nội xung quanh vấn đề về giá cả tại các căn hộ chung cư cũ được mua với giá tương đương căn hộ cao cấp xây mới.

Cụ thể như trường hợp nhà chung cư cũ nhà A3 tầng 1 khu tập thể Phương Mai quận Đống Đa Hà Nội với diện tích 85m2 (cả cơi nới) được giao với mức giá 4,8 tỉ đồng. Như vậy tính bình quân giá của căn hộ chung cư cũ này có mức giá trên 50 triệu/m2. Cho dù vị trí khu chung cư này cũng chưa phải quá đẹp, duy chỉ có điều là gần chợ, trường học và bệnh viện lớn. Và chỉ với 5 phút là có thể ra tới đường lớn Phố Huế, Bờ Hồ thì mức giá này vẫn được người mua lựa chọn. Theo chị Trần Thị Hạnh, chủ nhân mới của ngôi nhà gần 5 tỷ đồng cho biết: Cũng với giá tiền đó thì chị có thể mua được chung cư cao cấp tại những khu đô thị mới ở Trung Yên, Cầu Giấy hay Hà Đông, tuy nhiên việc đi lại quá khổ nên chị quyết định mua chung cư cũ (nhưng đã được sửa sang nội thất cao cấp hoàn chỉnh).

Ở một khía cạnh khác thì chuyên gia đưa ra bài toán: Nếu nhà đầu tư mua lại toàn bộ khu chung cư cũ để xây mới với mức giá đã đền bù gần 100 triệu đồng/m2 nếu chủ đầu tư xin được quy hoạch cao gấp ba lần so với hiện nay tức khoảng 15 tầng với hệ số sử dụng đất 70%, xem như khả năng hoàn vốn là chắc chắn. Còn nếu xin được càng cao tầng, hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng lớn hơn thì trong một thời gian ngắn có thể hoàn vốn và sinh lợi. Tại các chung cư được mua giá cao khác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, phần lớn các DN chỉ nhắm đến các chung cư cũ xây dựng thấp tầng, khuôn viên đất rộng, mật độ xây dựng 50-60%, vị trí tốt... còn những chung cư không có được những thuận lợi này thì chẳng ai muốn nhảy vào đầu tư bởi khả năng sinh lợi kém.


Đơn cử như chung cư cũ Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) dù có vị trí đẹp ngay mặt phố, có khả năng kinh doanh cao. Tuy nhiên, đầu tư vào dự án này sẽ không được xây dựng theo quy mô cũ mà công trình sẽ thấp tầng và hệ số sử dụng đất nhỏ hơn. Bên cạnh đó, người dân đang kinh doanh ổn định, đòi đền bù cao... Thêm nữa, cho dù một trong những công ty có “máu mặt” như Vinaconex “theo đuổi” đã mấy năm nay nhưng vẫn chưa ngã ngũ… Thế nên mới xảy ra bài toán giằng co giữa giá bồi thường của những cư dân và đơn vị công ích được giao làm dự án theo kiểu chính sách. “Không được xây cao tầng, làm sao chúng tôi có lợi trong khi nguồn vốn đầu tư phải trả lãi, giá đền bù cao...” - một DN khẳng định.

Khi được hỏi về vấn đề chung cư cũ bị người dân đẩy lên quá cao, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng: Đó là xu thế tất yếu của thị trường, người bán có quyền ra giá, và mua hay không là quyền của người có tiền. Điều này lý giải một trong những bất cập của thị trường BĐS khi nhà nước vẫn cứ đề ra giá BĐS, trong khi đó, giao dịch thực tế vẫn ở mức quá cao và khác xa so với giá của nhà nước đề ra.

Thanh Huyền (Xây dựng)

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Đất sát biển Nguyễn Tất Thành Đà Năng giá chỉ từ 9tr/m2, LH 0932.432.234

Vị trí vàng cho các nhà đầu tư thông minh!
Bán đất ven biển Nguyễn Tất Thành, giao với trục Nguyễn Sinh Sắc, vị trí trung tâm giao thương kinh tế chính của quận Liên Chiểu.
đất mặt tiền Biển Nguyễn Tất Thành, mặt tiền Nguyễn Sinh Sắc, đường 7m5, 5m5, thuận tiện nghỉ dưỡng, kinh doanh cũng nhu đầu tư vô cùng hiệu quả.
LH 0932.432.234

Đất Miền Trung

Với mong muốn mang lại cho khách hàng những thông tin hữu ích về nhà đất, bất động sản, căn hộ cao cấp. Bloger datmientrung.blogspot.com ra đời website cung cấp thông tin cho khách hàng về nhà đà nẵng, đất đà nẵng, đất biển, đất ven biển, bất động sản, căn hộ, địa ốc Đà Nẵng ...

Hotline

Nếu bạn có nhu cầu về nhà đất, các dự án mới nhất Đà Nẵng hãy gọi ngay 0932 432 234